Trong thế giới phát triển, smarphone là phổ biến. Phổ biến đến độ nhiều nhà sản xuất thiết bị đã từ bỏ hoàn toàn điện thoại không thông minh. Nhưng đó không phải là trường hợp của thế giới đang phát triển, nơi người tiêu dùng còn đang trong tình trạng chuyển tiếp.

Với smarphone dưới 100USD, Google muốn sở hữu toàn thế giới
Cơ hội thị trường này thường được mệnh danh là “tỷ người tiếp theo”, và nhiều công ty ưu tiên nhắm vào đó.
Hãng nghiên cứu IDC báo cáo rằng ở Ấn Độ, doanh số smartphone bùng nổ tăng trưởng 186% chỉ trong năm ngoái, với 78% doanh số từ những thiết bị dưới 200USD.
Nokia cắn được miếng một phần lớn miếng bánh đó, trước tiên là với dòng điện thoại Asha, và giờ đây với dòng Nokia X chạy trên nền Android.

Nokia X, một sự thành công của Nokia ở thị trường đang nổi. Ảnh: TL
Người cha mới của Nokia, Microsoft, cũng đẩy mạnh điện thoại nền Windows thậm chí với giá thấp hơn nhằm “tóm gáy” được các thị trường đang nổi.
Mozilla cũng không chịu “trâu chậm uống nước đục” bằng hệ điều hành Firefox.
Android trở nên phổ biến tại các thị trường đang nổi một thời gian dài, nhưng Google lần đầu tiên bày tỏ sự quan tâm rõ ràng đối với thị trường này khi đưa ra Android 4.4 KitKat hồi năm ngoái.
Nó được thiết kế đặc biệt để có thể chạy trên phần cứng giá thấp hơn thường nhắm đến các thị trường đang nổi.
Tại cuộc khởi động vào mùa thu năm ngoái, phó chủ tịch cao cấp của Google, Sundar Pichai, nói: “Chúng tôi đang trên cuộc hành trình vươn tới tỷ người sắp tới, chúng tôi muốn làm điều đó trên phiên bản Android mới nhất của mình.”
Và giờ đây với Android One, google đang chứng thực cho tầm nhìn của Pichai có sở cứ.
Android One là một nền tảng tham khảo – đó là một bộ quy tắc mà các nhà sản xuất có thể tuân theo để sản xuất điện thoại giá thấp.
Nó giúp cho các nhà sản xuất phát triển và sản xuất thiết bị thuận lợi hơn, bởi vì Google đang tận lực để tìm đáp án cho chi phí vật liệu.
Đối với Google, điều đó bảo đảm rằng ngay cả các thiết bị cấp thấp cũng có thể chạy phần mềm của mình và chạy tốt, cung cấp cho mọi người một trải nghiệm đồng nhất phù hợp.
Nếu như KitKat chính là nỗ lực của Google đối với vấn đề đó, thì Android One giờ đây là phần cứng mang nỗ lực tương tự.
Công ty gọi đó là “một giải pháp toàn diện để đáp ứng các nhu cầu điện toán điện thoại của các thị trường đang nổi.
Phát biểu tại sự kiện Google I/O 2014 ngày 25.6 tại thành phố San Francisco (Mỹ), Phó Chủ tịch Google Sundar Pichai cho biết Dự án Android One sẽ giúp hãng tung ra thị trường dòng điện thoại thông minh có trang bị hệ điều hành Android kèm theo các hỗ trợ khác như hỗ trợ bắt đài FM, hai khe cắm thẻ SIM, khe cắm thẻ micro SD, màn hình cảm ứng 4,5 inch. Đặc biệt, giá thành của những “chú dế” thông minh rất phải chăng, chưa tới 100 USD/chiếc.
Ông Pinchai nêu rõ sản phẩm thông minh sẽ sớm có mặt tại các nước đang phát triển, trước mắt sẽ lên kệ tại Ấn Độ vào mùa Thu tới.
Nhằm đảm bảo tính khả quan của kế hoạch này, Google còn hợp tác với các nhà phân phối tại Ấn Độ nhằm cung cấp các gói dịch vụ viễn thông với giá cước phải chăng.
Với sáng kiến Android One, Google hy vọng rằng hàng tỷ người trên thế giới không cần chi quá nhiều tiền mà vẫn sở hữu những sản phẩm công nghệ hiện đại.
Ngoài ra, Android One còn tạo cơ hội cho Google “bắt tay” với các nhà sản xuất điện thoại của các nước sở tại giới thiệu các sản phẩm thông minh chất lượng cao mà giá cả hợp lý, qua đó hãng có cơ hội mở rộng thị phần của mình.
Sáng kiến Android One đưa ra chỉ một ngày sau khi đối thủ Microsoft công bố kế hoạch tung ra điện thoại thông minh Nokia cũng sử dụng hệ điều hành Android tại các thị trường đang nổi.
Giá của những chú dế này cũng khá hấp dẫn, chỉ ở mức 135 USD.
Trước cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các “ông lớn” công nghệ, trong thời gian qua Google đã công bố loạt kế hoạch nhằm quảng bá thương hiệu cũng như hỗ trợ các vùng chưa phủ sóng Internet.
Hồi tháng Tư vừa qua, Google triển khai dự án sử dụng máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời Titan Aerospace nhằm đưa Internet đến vùng sâu vùng xa.
Tương tự, hãng cũng đang phát triển Dự án Project Loon, trong đó Google chủ trương vận dụng các khinh khí cầu để phủ sóng Internet.
K.T - Theo Thế giới Tiếp thị