8 xu hướng dẫn đầu trong quản trị doanh nghiệp năm 2014
Những vượt trội của giải pháp quản trị doanh nghiệp EPM (Enterprise Performance Management) đang giúp nhiều doanh nghiệp tìm ra những phương thức mới để tối ưu hóa quy trình quản lí kinh doanh cũng như nắm bắt các cơ hội mới từ thị trường.
Ông Francis Han - Tổng Giám đốc giải pháp phân tích kinh doanh, Oracle tại Asean đã có bài viết chia sẻ cùng độc giả Báo Diễn đàn Doanh nghiệp về những xu hướng dẫn đầu trong quản trị doanh nghiệp năm 2014.
1. Chiến lược EPM Cloud dần khẳng định vị thế
Trong vài năm trở lại đây, mối lo về an toàn và bảo mật dữ liệu đã dần giảm bớt. Hầu hết các công ty hiện nay đều đang hoặc sẽ ứng dụng EPM trên Cloud. Những tính năng phổ biến nhất của EPM được khai thác trên Cloud là lập kế hoạch, dự toán; báo cáo và củng cố tài chính.
Điều quan trọng nhất thúc đẩy các công ty triển khai EPM trên Cloud đó là để tránh việc phải bỏ ra vốn ban đầu hay vốn đầu tư cố định lớn trong giai đoạn bất ổn của doanh nghiệp và nền kinh tế. Các công ty cũng bị thuyết phục bởi khả năng tổ chức và vận hành nhanh chóng giúp tăng tốc độ kinh doanh của giải pháp này.
2. Không bỏ rơi di động
Rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng khả năng giải pháp EPM có thể giúp họ giành được vị thế trong thị trường của mình. Ảnh minh họa
Sự phổ biến của công nghệ trên di động khiến các nhân viên có thể dễ dàng thực hiện các thao tác tính toán mọi lúc mọi nơi. Các nhà quản lí đã quen với sự tiện dụng của việc đánh giá và thông qua các quy trình quan trọng như: lập kế hoạch, trích lập thuế dự phòng và kết chuyển tài chính ngay trong quá trình làm việc. Hơn nữa bộ phận tài chính tại các công ty ngày càng quan tâm tới ứng dụng di động. Vì thế EPM trên di động được xác định sẽ đem lại sự tiện lợi và truyền thông tin dễ dàng hơn, đây là những nhân tố thúc đẩy đẩy việc cài đặt EPM trên di động .
3. Tín hiệu mới cho tài chính: Dữ liệu lớn
Sự bùng nổ của dữ liệu lớn đã đặc biệt cho phép đưa những dữ liệu phi cấu trúc vào các quy trình hoạch định để các dự báo chính xác hơn. Phần lớn các công ty đều muốn tận dụng dữ liệu lớn trong quá trình hoạch định và dự báo. Bằng định hướng dữ liệu và các kĩ năng định lượng, các chuyên gia tài chính có thể đi sâu hơn trong việc đo lường và kiểm tra những nguồn dữ liệu mới cũng như giá trị của chúng với doanh nghiệp. Dù là thu thập phân tích xã hội, phân tích tâm lí để dự báo doanh thu, việc sử dụng các cảm biến trong quản lí tòa nhà, công cụ vốn, giảm chi phí bảo trì hoặc cải tiến chất lượng, hay tinh giản các quy trình dựa trên dữ liệu mới, ...thì đều có vô tận các khả năng. Nhiều chuyên viên tài chính đang nhanh chóng vươn lên vị trí đầu ngành nhờ khả năng thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận và truyền đạt thông điệp dữ liệu một cách khác biệt so với các đối thủ.
4. Quản lí chi phí chi tiết luôn hiện diện
Suy thoái kinh tế khiến các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng hơn vào việc quản lí chi phí. Phân bổ chi phí ở cấp độ dạng hạt cho thấy những tương tác có chi phối với khách hàng ảnh hưởng như thế nào tới lợi nhuận và giúp đưa ra các quyết định chính xác hơn trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ chéo kênh. Các doanh nghiệp đang sử dụng nhiều công cụ quản lí lợi nhuận và chi phí để phát triển các nguồn quỹ chí phí đa chiều, tốc độ hoạt động và các đơn vị chi phí khi họ lập các báo cáo lãi lỗ liên quan tới những khách hàng dài hạn, tài khoản, tài sản, các dự án và đơn đặt hàng.
5. Thắt chặt chu kì kết toán tài chính, chú ý kết toán ảo
Nhiều năm qua, bộ phận tài chính đã bỏ nhiều công sức để vừa rút ngắn chu kì kết toán tài chính vừa duy trì tiến độ. Đặt trọng tâm vào vào kết toán mở rộng và quy trình báo cáo, các phần mềm hiện nay đã cho thấy những cải tiến có thể thực hiện ở đâu.
Ngày nay nhiều ứng dụng cho phép các doanh nghiệp gửi báo cáo tài chính tới các cổ đông kịp thời, chuẩn xác, cung cấp mức độ kiểm soát, công khai, minh bạch trong chu kì kết toán tài chính và thực hiện báo cáo. Ngoài khả năng nâng cao hiệu quả công việc , những công cụ này còn giúp các nhà quản lí cấp cao giành được sự tin cậy cho các con số trong báo cáo từ các cổ đông.
6. Công bố thông tin kế toán ngày càng phức tạp
Những qui tắc phải tuân thủ về báo cáo tài chính đang tăng theo cấp số nhân và ngày càng đi sâu vào chuyên môn. Dường như không có giới hạn cho phần thông tin công bố sẽ chiếm trong tài liệu. Hơn nữa, các qui tắc về chuyên ngành và an ninh mạng sẽ làm gia tăng đáng kể sự phức tạp của các thủ tục công bố thông tin tài chính.
Các ứng dụng sẽ giúp doanh nghiệp quản lí hiệu quả việc tạo lập chứng từ quy đinh bằng cách tích hợp toàn bộ quy trình này với phần còn lại của chu kì kết toán rồi tự động hóa bằng các công cụ báo cáo tài chính.
7. Kiểm soát dữ liệu doanh nghiệp bùng nổ trong 2014
Để đảm bảo sự thống nhất, các doanh nghiệp cần một giải pháp kiểm soát dữ liệu (EDG) trong môi trường kinh doanh năng động, không ngừng thay đổi để duy trì thông tin nhất quán. Giải pháp này giúp các nhà kinh doanh qua quản lí những thay đổi để tối thiểu thời gian đồng bộ thông tin thông, để các nhân viên tài chính giảm thời gian tranh luận về “con số nào đúng” và có thêm thời gian cho những vấn đề cấp bách hơn.
8. Báo cáo tài chính bền vững trở thành tiêu chuẩn
Việc phạm vi báo cáo của doanh nghiệp vượt ra ngoài vấn đề tài chính là chủ đề được tranh luận trong suốt nhiều năm. Nhiều nhóm lợi ích, NGO và kể cả các nhà quản lí của chính phủ đang ủng hộ những lợi ích của “Báo cáo tài chính bền vững” có thể đem tới cho các cổ đông, bao gồm cả yếu tố môi trường toàn cầu. Với mức độ tham gia như hiện nay, các doanh nghiệp sẽ sớm coi báo cáo bền vững là thiết yếu.
Francis Han
Tổng Giám đốc giải pháp phân tích kinh doanh Oracle tại Asean
(Theo DÐDN)