“Siêu thị, nhà phân phối nên quan tâm tới thương mại điện tử”
Hội thảo “Thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam bằng thương mại điện tử” diễn ra từ 8h30-11h30 ngày 23/12/2014 tại tầng 20, Tòa nhà Charmvit, 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tường thuật trực tuyến sự kiện này tại địa chỉ: www.dddn.com.vn |
Về phía người tiêu dùng, theo tôi, người tiêu dùng trong nước nên tìm hiểu rõ thông tin, từng bước dùng thử sản phẩm xem chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ thế nào rồi hãy quyết định những hình thức mua sắm sau đó. Mua sắm qua internet rất có lợi cho người tiêu dùng bởi họ có thể tiết kiệm được thời gian mua sắm, giảm chi phí giá thành, đi lại cũng như nâng cao được chất lượng của sống của mình và gia đình.
Tôi cũng đề nghị các cơ quan truyền thông, báo chí hãy tuyên truyền, khuyến khích, ủng hộ những ý tưởng có ích cho xã hội như vậy.
- Theo ông, các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ gặp phải khó khăn như thế nào khi hoạt động tại Việt Nam?
Dù đã có mặt tại Việt Nam khá lâu nhưng thương mại điện tử vẫn còn là lĩnh vực khá mới mẻ với nhiều người, nhất là đối với lĩnh vực lương thực, thực phẩm. Chính vì vậy, doanh nghiệp kinh doanh bằng hình thức này đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, tỉ trọng tham gia thương mại điện tử của người Việt vẫn còn thấp, cơ sở hạ tầng mạng của người dân vẫn hạn chế, số lượng người dân có và dùng máy tính trong nhà còn ít. Thứ hai, đó là niềm tin từ người dùng. Việc một số sàn thương mại điện tử bán hàng kém chất lượng, thái độ phục vụ kém như báo chí đã nêu ra trong thời gian vừa qua đã khiến người tiêu dùng đánh mất niềm tin khi mua hàng qua mạng. Và, sự việc này đã để lại hậu quả nặng nề cho những người làm ăn chân chính sau này. Thứ ba, đó là vốn đầu tư của những nhà đầu tư cho sàn thương mại điện tử khi mới khởi nghiệp còn khá thấp, trong khi chi phí giao nhận của thương mại điện tử vẫn còn khá tốn kém, đòi hỏi trách nhiệm, thời gian, công sức để người tiêu dùng tin tưởng.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân chủ quan khác đó là các chủ sàn giao dịch này đã thực hiện điều tra thăm dò phản ứng của các nhà cung cấp, bán lẻ còn yếu kém. Bản thân nhiều nhà siêu thị, bán lẻ vẫn còn xa lạ với thương mại điện tử. Và cuối cùng, cũng là điều quan trọng nhất đó vẫn việc tự ra chợ chọn hàng, mặc cả đã trở thành thói quen khó thay đổi của rất nhiều bà nội trợ tại Việt Nam.
- Vậy, phải làm sao để biến những khó khăn kể trên thành thuận lợi, thưa ông?
Đúng là trong khó khăn, chúng ta cũng nhìn ra những thuận lợi. Thứ nhất, hiện nay thời gian ngày càng bó hẹp, khiến nhiều người phụ nữ không thể tự đi mua sắm cũng như sơ chế lương thực thực phẩm cho gia đình được, nhưng họ cũng không muốn phải mua những đồ ăn khô, thức ăn không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo. Thứ hai, mua sắm trực tuyến đã phát triển rất mạnh trên thế giới và cũng sẽ là xu hướng tại Việt Nam trong tương lai. Thời gian này cũng là thời điểm vàng của thương mại điện tử vì người tiêu dùng trong nước ngày càng được tiếp cận với những phương thức thông minh mới. Giới trẻ, giới văn phòng đã làm quen với phương thức mua sắm trực tuyến rất nhiều. Thứ ba, nguồn cung ứng sản phẩm trên các sàn giao dịch điện tử khá đa dạng, hàng hóa dồi dào, phong phú, lại được trình bày đẹp mắt, thu hút người xem và mua hàng. Thứ tư, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, hỗ trợ ngành thương mại điện tử phát triển tốt hơn. Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay cũng có rất nhiều phương thức hỗ trợ cho mua sắm trực tuyến.
- Sắp tới, Hội Siêu thị Hà Nội sẽ có những hành động gì để trợ giúp các doanh nghiệp này phát triển mạnh hơn, thưa ông?
Hội Siêu thị Hà Nội sẽ kêu gọi các siêu thị, nhà sản xuất tham gia phối hợp chặt chẽ với những chủ dự án này. Đồng thời, hướng dẫn, tư vấn để các chủ dự án đi đúng hướng, tránh những sai lầm khiến người tiêu dùng hoang mang, mất lòng tin. Chúng tôi cũng sẽ thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề nhằm tìm ra cách thức, hướng đi mới để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có thể đổi mới kinh doanh một cách hiệu quả, cũng như thu thập ý kiến, kiến nghị lên các cơ quan chức năng để có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo Hải Phong // DÐDN)
Cùng chuyên mục
Hỗ trợ doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp tham gia XYZ
Giới thiệu thế mạnh cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (Max 64 ký tự)
Tên doanh nghiệp tham gia XYZ
Giới thiệu thế mạnh cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (Max 64 ký tự)
Tên doanh nghiệp tham gia XYZ
Giới thiệu thế mạnh cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (Max 64 ký tự)
Tên doanh nghiệp tham gia XYZ
Giới thiệu thế mạnh cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (Max 64 ký tự)
Tên doanh nghiệp tham gia XYZ
Giới thiệu thế mạnh cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (Max 64 ký tự)
Tên doanh nghiệp tham gia XYZ
Giới thiệu thế mạnh cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp (Max 64 ký tự)
Từ kênh Giao thương
Doanh nghiệp lớn vẫn "trong tay" các CEO lão làng
Phần lớn doanh nghiệp tư nhân đang sử dụng công nghệ tụt hậu
ITA cần hành động để lấy lại niềm tin của cổ đông
Doanh nghiệp cần chủ động trong tiến trình hội nhập
Nhiều tập đoàn, TCty lớn vào 'tầm ngắm' của Thanh tra Chính phủ
DN dệt may: Đổi nguyên liệu hay đổi chiến lược?
Tin Kinh Tế - Hệ thống mạng tích hợp: Thông tin kinh tế, Hỗ trợ kinh doanh , Tư vấn tiêu dùng và Thương mại điện tử
Copyright © 2009 - 2014 Tinkinhte.com . All rights reserved.
Giấy phép số 107/GP-TTĐT do Bộ TT&TT cấp ngày 26/8/2009.
Hợp tác kinh doanh | Tài Trợ - Quảng cáo | Góp ý - Khiếu nại
Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn) | E-mail: admin@tinkinhte.com